Hai san

Cua biển cà mau




Giá cua dây không đáng kể: facebook: haisandoson102  
** Cua Yếm Vuông: 390k/kg (Loại 3-4 con/kg)
** Cua Gạch: 490k/kg(Loại 2-3 con/kg)
** Cua Thịt Y5: 400k/kg (Loại 2 con/kg)
** Cua Thịt Y3: 370k/kg (Loại 3 con/kg)

Mời các bạn ủng hộ nha! 



GIỚI THIỆU PHÂN LOẠI SẢN PHẨM
Cua biển Cà Mau được nuôi theo kiểu sinh thái nên giá trị dinh dưỡng rất cao. Sau thời gian lân la tìm hiểu, tôi đã đút kết được kinh nghiệm phân loại cua (dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thương lái cua chính gốc ^^)
1. Cua Y ( còn gọi là cua thịt ) đạt khoảng 70 % thịt trở lên , yếm cua có hình tam giác , cạnh đáy tam giác nhỏ , càng to ,chú y cua y chỉ đạt giá thương phẩm khi cua "cứng ". muốn biết cua cứng hay mềm bạn lấy ngón tay cái ấn nhẹ vào nốt thứ 3 trong 5 nốt bụng cua ( nằm hai bên yếm ) nếu thấy cứng không bị nhúng tay là ok. còn nếu mềm thì đó là cua mới lột gần đây .không ngon , ít thịt , thịt bị mặn (thường thi ít người bán loại cua này . người nuôi sẽ thả lại ao nuôi và đợi đến khi cua ăn thêm đầy đủ , " cứng" lúc đó mới bắt bán). Cua Y từ 250 gram/1con trở lên.
Cua Y được phân loại thành: Cua Y nhất ( Cua Y nhất là con đạt độ thịt cao 90% trở lên , lượng cua này tương đối ít ) , Cua Y tứ ( khoản 4 con 1kg ) , cua Y 3 ( khoản 3 con 1 kg ) , Cua Y 5 ( khoản 2 con kg ) , Cua Y 7 ( 1 con trên 700 gram trở lên )
2. Cua ốp và cua Gạch son : cua yếm vuông sau khi lột sẽ biến thành cua cái . trong thời gian này nếu được giao phối sẽ từ từ xuất hiện gạch trong khoang bụng, từ ít tới nhiều . có trường hợp cua cái nhưng không được giao phối thì không bao giờ lên gạch và sẽ mang cái tên là " cua cái ốp" chất lượng thịt vẫn ngon nhưng không ngọt bằng cua y. trọng lượng khoảng 300-500gr. Để phân biệt ta dùng ngón tay hay mũi dao thái lan, đầu nhỏ của cây muỗng..v.v . mở khe nối giữa khoang bụng và mu cua (nằm sau lưng cua , để cua nằm ngữa và chắc chắn là cua đã bị trói cẩn thận không còn khả năng kẹp nha vì cách làm này sẽ làm cho cua đau nên cua sẽ động đậy mạnh và chiến đấu bằng mọi cách) ta sẽ thấy hai hình tam giác nhỏ xíu, nếu là màu cam đầy đặn thì đó là cua gạch son thương phẩm, còn nếu chỉ một bên màu cam còn bên kia còn màu tối thì cua chỉ mới lên gạch nửa bên mu thôi. Trường hợp này cua không ngon vì cua chưa cứng thịt , gạch lên chưa đầy mà nếu không biết mua về thì sẽ rất tiếc ( chắc chắn sẽ chưởi rủa ng bán cua,,,:D ). Nếu vào mùa cua tháng 5-9 thì loại cua này ít lái nào chịu bắt cua thương phẩm nhưng vào những lúc khan hiếm cua nghịch mùa như trung thu , tết , thanh minh thì sẽ được lái cua "zớt" lên thành cua gạch son. Nếu hai bên tam giác nhỏ không có màu cam nhưng có hai đốm trắng nhỏ (gọi là hột gạo) thì đây là cua mới giao phối gần đây , nên thả lại nuôi . khoảng 20-30 ngày nữa sẽ lên gạch.
Các loại cua này thì không phân biệt yếm cứng yếm mềm,
có những trường hợp cua gạch " điếc " yếm đầy nhóc gạch , nhưng hai hình tam giác vẫn tối thui là do gạch không bể ra, trường hợp này chỉ những người nuôi cua có kinh nghiệm khi cầm con cua lên thấy nặng tay hơn bình thường sẽ phát hiện. Cách thứ hai: đưa bụng cua lên soi dươi ánh nắng mặt trời hay dùng đèn pin có độ sáng cao chiếu thẳng vào mu cua, nếu thấy mu cua đen thui , ánh sáng không xuyên thấu được, trong mu cua đầy chất (gạch) thì phân biệt được.
3. Cua lột: rất hiếm gặp ở chợ , thường để chế biến món cua lột lăn bột chiên, cách nuôi cua lột : cua y , yếm vuông nhỏ hơn 200g , về bẻ hết hai càng và 6 cái ngoe chỉ để lại hai cái mái chèo . nuôi cua trong hồ , ao vèo , cho ăn một thời gian sau mấy chỗ bị bẻ đi sẽ lòi ra mấy cục thịt dư thường gọi là "nu" . hoặc là cua lột tự nhiên hai là dùng giấm (hay hoá chất có acid hữu cơ) để kích lột con cua, cua sau khi lột sẽ đem ngay đi chế biến.
4. Cua yếm vuông (cua cái gần đến khi hình thành gạch): là cua nặng khoảng 200g có yếm giống như hình vuông, là cua " tiền cua cái " , thừng loại cua này không lớn quá 350g vì sau khi lột lên một lần nữa sẽ biến thành cua cái .
cua này đạt thương phẩm không giống như cua y , dùng ngón tay cái ấn vào cái yếm, nếu cứng là cua cứng . còn nhúng tay thì không đạt, nên thả lại nuôi thêm để cứng yếm rồi bắt bán hoặc cho nó lớn rồi thành cua cái .
loại cua này đặc biệt ngon , có gạch màu vàng , thơm béo dẽ chịu , không ngán như gạch son " gạch đỏ " nếu cua có màu vàng, cứng yếm thì đó là con cua ngon tuyệt vời, thịt rất chắc, đa phần những người sành cua sẽ kiếm loại cua này mà ăn . ngon mà rẻ ^^
5. Cua cốm, cua 2 da: (Loại cua siêu ngon , rất hiếm gặp trừ những người nuôi cua) là những con cua y ,cua yếm vuông , cua gạch son chuẩn bị lột xác , trên mu cua sẽ xuất hiện một hai đốm nhỏ thường là màu cam , xám .
cua này khi luộc hay nuớng khi bóc vỏ thì sẽ lộ ra lớp bên trong, thịt ngon cưc kỳ , gạch thì đầy nhóc, nhất là gạch son hai da. Nêu là tôi bắt được loại cua này sẽ để lại ăn vì rất hiếm gặp và sự tuyệt vời của nó.
6. Cua xô : là các loại cua y gãy còn một càng (nó mà gãy hai càng thì tự ăn luôn chứ nó thành con " rùa " ai thèm mua), yếm vuông mềm yếm ,yếm vuông cứng nhưng một càng , cua cái ốp một càng . cua y mềm ,........Nếu trừơng hợp một càng nhưng cua " cứng " thì nên mua vì thịt vẫn ngon mà giá rẻ bèo , con nếu cua mềm thì đừng bao giờ thấy rẻ mà mua, vì cua mềm thì thịt nhão , mặn chằn , ít thịt , chán phèo .....
trường hợp cua gạch son nhưng gãy một càng thì sẽ được mua với giá cua y, gặp loại cua này càng nên mua vì quan trọng là gạch còn nguyên , một cái càng có giá trị gì đâu.
* Tuổi trưởng thành của cua phải đạt từ 5 đến 7 tháng .

Chúng tôi hy vọng sẽ được phục vụ khách hàng món cua biển Cà Mau cực kỳ tươi ngon (cua mới được bắt lên), sạch và chất lượng từ những vuông cua của gia đình.
QUY CÁCH SẢN PHẨM CHÚNG TÔI BÁN 
-
-
-
ĐẶT HÀNG - GIAO HÀNG
       Bạn có thể đặt hàng qua điện thoại, hộp chát, email...Chúng tôi bán hàng COD ( Trả hàng tại nơi người mua), đối với khách hàng các tỉnh trả hàng tại bến xe thành phố, thị trấn của bạn.

MỜI HỢP TÁC KINH DOANH
Chúng tôi là ĐẦU MỐI  thu mua cần nhập hàng số lượng lớn. Nếu bạn là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm này mời liên hê với chúng tôi theo số: 094.655.4395 "không làm việc qua trung gian"
Facebook cua chung toi: chuyendosiabc.com





No comments:

Post a Comment