Hai san

Ghẹ

GHẸ

Khác với Cua Biển (có thể sống vài ngày trên cạn) thì Ghẹ phải hoàn toàn ở trong nước biển và liên tục chạy máy bơm oxy thì Ghẹ mới sống được.
- Khi ở ngoài ghe trên biển vào đến bến ở đất liền thì tỷ lệ là 9/1, nghĩa là 10 con Ghẹ vào bờ thì có 9 con sống, 1 con chết.
- Khi từ Phan Thiết về tới Sài Gòn thì tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống 7/3, nghĩa là 10 con Ghẹ về tới Sài Gòn thì có 7 con sống, 3 con chết. - Sau 01 ngày nuôi trong hồ nước biển có thở oxy tại Sài Gòn, tỷ lệ này giảm thêm xuống còn 6/4,
nghĩa là 10 con Ghẹ trong hồ thì chỉ còn 6 con sống, 4 con chết. Điều này có thể lý giải rõ ràng tại sao giá Ghẹ Sống lại cao hơn những loại hải sản sống khác là như vậy và Ghẹ Sống là "hàng nóng" phải bán thật nhanh trong ngày.

Tuy nhiên, người tiêu dùng khi mua ký Ghẹ nào là được ăn trọn ký Ghẹ đó vì Ghẹ chỉ cột dây thun nhỏ vào cặp càng của nó mà thôi. Không như Cua Biển, người ta phải cột dây vải thật to với mục đích là thường xuyên bơm nước tạo độ ẩm cho Cua, đồng thời ăn gian trọng lượng. Khi mua Cua Biển về tháo dây vải ra, 1kg Cua Biển chỉ còn 600g, thậm chí chỉ còn 400g. Ghẹ Sống tại Sài Gòn chỉ có thể vận chuyển từ điểm bán đến tay người tiêu dùng đảm bảo còn sống với cự ly ngắn dưới 20 cây số và thời gian ngắn chỉ trong vòng 30 phút đến 45 phút trong thùng chứa có nước biển lạnh và sục oxy liên tục.


GIỚI THIỆU SẢN PHẨM, PHÂN BIỆT LOẠI DỄ NHẦM LẪN
Ghẹ có nhiều loại như ghẹ hoa, ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm… nhưng ghẹ xanh được đánh giá cao nhất về cả hương vị lẫn dinh dưỡng.  Ngoài ra ghẹ biển có tính lạnh, vị hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết bổ xương, tủy, tăng cường sinh lực, chữa chứng liệt dương…
Ghẹ xanh có màu sắc cơ thể giống như tên gọi của chúng, chúng phân bố rộng khắp các vùng biển Việt Nam, nơi có độ sâu 10-30m, độ mặn 30-350/00, nền đáy là cát hoặc cát-bùn với san hô chết.

Ghẹ đực có vỏ màu lam sáng với các đốm trắng và các càng dài đặc trưng, trong khi ghẹ cái có màu nâu/lục xỉn màu hơn và mai thuôn tròn hơn
CHỌN SẢN PHẨM NGON

  • Nên mua ghẹ vào đầu hoặc cuối tháng là ghẹ béo nhất. Không nên mua giữa tháng vì lúc này là thời gian ghẹ đang lột vỏ nên thường óp và gầy
  • Chọn những con cầm thật chắc tay và ấn vào yêm không bị lún
  • Chọn những con vừa phải, không nên chọn con quá to hoặc quá nhỏ đêug không ngon
QUY CÁCH SẢN PHẨM CHÚNG TÔI BÁN 

Ghẹ tươi sống, an toàn. Ghẹ bơi tận tay khách hàng.


CÁC MÓN TỪ GHẸ
  • Ghẹ hấp
ghe hap.jpg
  • Ghẹ rang me
ghe me.jpg
  • Lẩu ghẹ

Lẩu-ghẹ-.jpg

ĐẶT HÀNG - GIAO HÀNG
       Bạn có thể đặt hàng qua điện thoại, hộp chát, email...Chúng tôi bán hàng COD ( Trả hàng tại nơi người mua), đối với khách hàng các tỉnh trả hàng tại bến xe thành phố, thị trấn của bạn.

MỜI HỢP TÁC KINH DOANH

Chúng tôi là ĐẦU MỐI  thu mua cần nhập hàng số lượng lớn. Nếu bạn là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm này mời liên hê với chúng tôi theo số: 094.655.4395 "không làm việc qua trung gian"



Facebook cua chung toi: chuyendosiabc.com

1 comment:

  1. V. HƯỚNG DẪN "SỬ DỤNG":
    Nhân thể lấy lại được bình tĩnh tớ xin post kinh nghiệm "làm thịt" cua - ghẹ (cái này xin được từ đầu bếp nhà hàng nhé!) để bà con tham khảo . Vì qua một vài phản hồi thì tớ nhận thấy các mẹ ăn nhiều nhưng vẫn chưa thưởng thức được hết hương vị tuyệt vời của món đặc sản này khi tự tay chế biến:

    1. Cua, ghẹ mang về đừng thả luôn vào nước vì sau một chặng đường mệt nhọc, nắng nóng nếu bị thả ngay vào nước thì cua, ghẹ sẽ xảy ra hiện tượng "chết cảm" (Như người còn nguy hiểm nữa là). Hoặc với cua ghẹ đã được ủ bằng đá cũng tương tự, dù đang tươi sống khi bị ủ bằng đá lạnh thì chân, càng sẽ tê cóng sẽ dễ rụng tức thời ngay khi tiếp xúc với nước .

    2. Để nguyên dây dợ trên mình cua, ghẹ nếu có (để an toàn), rồi lấy tay lật cái yếm dưới bụng của cua, ghẹ lên; dùng dao nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng của nó (động tác này được gọi là "chọc tiết" - kinh nhỉ ?), đến khi chân và càng của nó duỗi ra thì lột bỏ yếm và cả phần trứng xốp bên ngoài yếm (nếu có).

    3. Tháo bỏ dây xung quanh, dùng bàn chải (tốt nhất là cái bàn chải dùng đánh răng ấy) cọ khắp xung quanh cho sạch và ...cho vào nồi (Bí quyết ở ngoài hàng để có món cua, ghẹ ngọt thịt thì khi luộc họ cho thêm chút bột canh hoặc mì chính nhưng quan điểm của tớ thì chuộng mùi vị tự nhiên hơn). Khi chín tới (sau sôi vài phút thôi nhé!), các mẹ phải vớt ra ăn ngay nhé chứ nếu cứ để "tạm trú' trong nồi thì cua - ghẹ sẽ không còn chắc và ngọt nữa đâu!
    Đảm bảo tuyệt lắm đó!

    ReplyDelete